Trong quy hoạch hạ tầng vùng Thủ đô, Vành đai 4 là trục giao thông chiến lược, yêu cầu các điểm kết nối xuyên sông phải được triển khai đồng bộ và hiệu quả. Trong đó, cầu Hồng Hà là công trình then chốt – không chỉ để hoàn thiện tuyến vành đai mà còn để giảm tải cho cầu Thăng Long, rút ngắn kết nối giữa hai khu vực Đan Phượng và Mê Linh, thúc đẩy phát triển đô thị, công nghiệp và giao thương vùng phía Tây Bắc Hà Nội.
Tổng quan về cầu Hồng Hà
Vị trí địa lý và kết nối liên vùng
Cầu Hồng Hà là một phần của tuyến Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, có vị trí bắc qua sông Hồng, nối xã Hồng Hà (huyện Đan Phượng) ở bờ nam với xã Văn Khê (huyện Mê Linh) ở bờ bắc. Đây là đoạn kết nối đặc biệt quan trọng trong tuyến đường liên vùng, giúp rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển từ khu vực phía Tây Bắc Hà Nội đến các tỉnh lân cận như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, và xa hơn là các tỉnh trung du – miền núi phía Bắc như Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái thông qua hệ thống quốc tộ và cao tốc kết nối Vành đai 4.
- Điểm đầu (phía nam): thuộc địa phận xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội, gần khu vực đường Hồng Hà, đoạn qua chùa Gia Lễ và trường THCS Liên Hồng.
- Điểm cuối (phía bắc): thuộc xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội, tiếp giáp đê tả sông Hồng, kết nối với tuyến đường tỉnh ĐT.23, gần khu vực HUD Mê Linh Central và cầu vượt giao Quốc lộ 2.
Quy mô thiết kế
Dự án có tổng chiều dài khoảng 6 km, trong đó bao gồm cầu chính vượt sông và hệ thống đường dẫn hai đầu cầu. Cầu được thiết kế với mặt cắt ngang rộng 24,5m, gồm 4 làn xe cơ giới, 2 làn hỗn hợp, dải phân cách và lề đường, đạt tiêu chuẩn đường cấp I đô thị, đủ năng lực phục vụ xe tải trọng lớn và lưu lượng cao. Tổng mức đầu tư cho dự án khoảng 9.800 tỷ đồng, sử dụng ngân sách nhà nước và vốn đối ứng từ địa phương.
Tiến độ triển khai và lộ trình thực hiện
Hiện nay, TP. Hà Nội và các cơ quan chức năng đang gấp rút triển khai các bước chuẩn bị cho dự án cầu Hồng Hà.
Tiến độ triển khai:
Tiến hành giải phóng mặt bằng tại hai đầu cầu thuộc các xã Hồng Hà (Đan Phượng) và Văn Khê (Mê Linh); phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; đồng thời lập kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà thầu. Các đơn vị tư vấn thiết kế đã hoàn tất phương án kết cấu, trong đó cân nhắc giữa mẫu cầu dây văng và dầm hộp liên tục, sao cho đảm bảo cả yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ.
Lộ trình thực hiện:
Theo lộ trình, Quý IV/2024 TP. Hà Nội phê duyệt thiết kế kỹ thuật và kế hoạch giải phóng mặt bằng. Sang năm 2025, dự kiến tổ chức khởi công công trình. Giai đoạn 2026–2027 là thời điểm thi công chính, và dự án sẽ được đưa vào sử dụng vào khoảng cuối 2027 – đầu 2028.
Tại lễ khởi công cầu Tứ Liên sáng ngày 19/5/2025, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định thành phố đang chỉ đạo các chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ để chính thức khởi công nhiều cầu lớn trong năm nay, bao gồm 2 cầu trên tuyến Vành đai 4 là cầu Hồng Hà và cầu Mễ Sở. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng đang gặp khó khăn: tại thôn Khê Ngoại 2, xã Văn Khê, vẫn còn gần 250 -200 hộ dân chưa bàn giao đất nằm trong phạm vi xây dựng. Về phía Đan Phượng, nhiều hộ dân cũng chưa di dời do chưa đồng thuận với mức đền bù.
Mục tiêu và ý nghĩa khi xây dựng cầu Hồng Hà
Việc xây dựng cầu Hồng Hà đóng vai trò chiến lược trong tổng thể phát triển hạ tầng giao thông vùng Thủ đô, với mục tiêu chính là tăng cường năng lực kết nối giữa khu vực phía Tây Bắc Hà Nội (huyện Đan Phượng) và phía Đông Bắc (huyện Mê Linh), qua đó mở rộng liên kết với các tỉnh như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Cầu Hồng Hà là một hợp phần quan trọng của tuyến đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô, góp phần giảm tải lưu lượng cho các tuyến cầu hiện hữu như Nhật Tân, Thăng Long và Vĩnh Thịnh – những tuyến đang chịu áp lực giao thông ngày càng lớn. Không chỉ đóng vai trò là một hạ tầng kỹ thuật, công trình còn mang ý nghĩa phát triển vùng sâu sắc. Khi đi vào hoạt động, cầu sẽ rút ngắn thời gian kết nối từ trung tâm Hà Nội tới các khu công nghiệp lớn như Quang Minh, Thăng Long (Đông Anh), Bá Thiện (Vĩnh Phúc) và sân bay Nội Bài, tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, logistics, và phát triển thương mại.
Về mặt quy hoạch, cầu Hồng Hà mở ra cơ hội phát triển đô thị mới, nhất là ở các khu vực ven sông vốn chưa được khai thác đúng tiềm năng như xã Hồng Hà (Đan Phượng) và Văn Khê (Mê Linh). Hạ tầng giao thông đồng bộ sẽ là nền tảng để thu hút đầu tư tư nhân, nâng cao giá trị đất đai và cải thiện diện mạo đô thị ở cả hai bên đầu cầu. Đồng thời, việc phân luồng xe tải và xe container ra khỏi nội đô qua tuyến Vành đai 4 cũng giúp giảm áp lực giao thông, tai nạn và ô nhiễm môi trường trong khu vực trung tâm. Có thể nói, cầu Hồng Hà không chỉ là một công trình hạ tầng kỹ thuật, mà còn là đòn bẩy quan trọng giúp Hà Nội hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững, hiện đại và liên kết vùng mạnh mẽ hơn trong giai đoạn tới.